Mainboard - Bo mạch chủ PC máy tính
Khoảng giá
60.000.000đ
0
60,000,000
Thương hiệu
Xem thêm
Series mainboard
Xem thêm
Nhu cầu
Xem thêm
Loại Mainboard
Chipset
Xem thêm
Socket
Xem thêm
Chuẩn kích thước
Sản phẩm mainboard nổi bật
Sản phẩm mainboard nổi bật
Mainboard MSI PRO PRO Z890 S | DDR5 - Wifi 7
TIẾT KIỆM
1.941.000 ₫
Msi

Mainboard MSI PRO PRO Z890 S | DDR5 - Wifi 7

6.349.000 ₫
8.290.000 ₫
-23,41%
Sắp xếp theo
Khuyến mãi tốt nhất
Giá tăng dần
Giá giảm dần
Sản phẩm mới nhất
Sản phẩm bán chạy nhất
Xem thêm sản phẩm

Mainboard là thành phần quan trọng bậc nhất trong một hệ thống máy tính. Nó đóng vai trò như xương sống kết nối tất cả các linh kiện khác, từ CPU, RAM, card đồ họa cho đến các thiết bị ngoại vi. Việc lựa chọn một mainboard phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến hiệu năng của hệ thống mà còn quyết định khả năng nâng cấp và mở rộng trong tương lai.

Mainboard là gì?

Mainboard, hay còn gọi là bo mạch chủ (motherboard), là thành phần chính trong một bộ PC. Đây là bảng mạch lớn nhất, có nhiệm vụ kết nối và tương tác với tất cả các linh kiện khác trong máy tính như CPU, RAM, ổ cứng, card đồ họa và các thiết bị ngoại vi. Mainboard đóng vai trò như một bộ khung xương giúp toàn bộ hệ thống hoạt động đồng bộ và hiệu quả.

Vai trò của mainboard trong bộ PC

Mainboard đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng, bao gồm:

Tên cổng

Mô tả

Chức năng chính

USB (Universal Serial Bus)

Cổng phổ biến nhất để kết nối các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, ổ cứng di động, máy in, v.v.

Truyền dữ liệu và cung cấp điện năng cho các thiết bị ngoại vi

HDMI (High-Definition Multimedia Interface)

Kết nối với các thiết bị hiển thị như màn hình, TV, máy chiếu.

Truyền tải âm thanh và hình ảnh độ phân giải cao

DisplayPort

Cổng kết nối video tương tự HDMI nhưng có khả năng hỗ trợ độ phân giải cao hơn và tần số quét cao hơn.

Truyền tải âm thanh và hình ảnh chất lượng cao

Ethernet

Cổng mạng dùng để kết nối với internet hoặc mạng nội bộ thông qua dây cáp mạng.

Truyền tải dữ liệu mạng

Audio Jacks (3.5mm)

Cổng âm thanh dùng để kết nối với tai nghe, loa, microphone.

Truyền tải tín hiệu âm thanh

SATA (Serial ATA)

Kết nối với ổ cứng, ổ đĩa quang bên trong máy tính.

Truyền tải dữ liệu giữa ổ cứng và hệ thống

PCIe (Peripheral Component Interconnect Express)

Cổng kết nối dành cho card mở rộng như card đồ họa, card âm thanh, card mạng.

Mở rộng khả năng của máy tính qua các thiết bị ngoại vi cao cấp

M.2

Cổng kết nối SSD dạng nhỏ gọn, hiệu năng cao.

Kết nối các ổ SSD tốc độ cao

Thunderbolt

Cổng kết nối đa năng, tốc độ rất cao, hỗ trợ cả video, dữ liệu và nguồn điện.

Truyền dữ liệu tốc độ cao, kết nối với nhiều thiết bị khác nhau

Các dòng mainboard bo mạch chủ phổ biến hiện nay

Hiện nay, hai dòng mainboard chính trên thị trường là Intel và AMD, mỗi loại đều có những ưu điểm riêng phù hợp với nhu cầu đa dạng của người dùng. Hãy cùng khám phá các điểm nổi bật của từng loại mainboard để tìm ra giải pháp tốt nhất cho máy tính của bạn.

Mainboard Intel

Dòng Mainboard

Nhu cầu

Socket CPU tương thích

Chuẩn RAM hỗ trợ

Chuẩn SSD hỗ trợ

Mainboard Intel Z890

Gaming cao cấp, phù hợp các công việc editor đồ hoạ chuyên nghiệp

LGA 1851

DDR5

SATA, M.2 NVMe

Mainboard Intel Z790

Gaming cao cấp, phù hợp các công việc editor đồ hoạ chuyên nghiệp

LGA 1700

DDR4, DDR5

SATA, M.2 NVMe

Mainboard Intel Z690

Gaming cao cấp, phù hợp các công việc editor đồ hoạ chuyên nghiệp

LGA 1700

DDR4, DDR5

SATA, M.2 NVMe

Mainboard Intel B760

Phân khúc cận cao cấp, chơi game, edit video, đồ hoạ tầm trung

LGA 1700

DDR4, DDR5

SATA, M.2 NVMe

Mainboard Intel H610

Văn phòng, học tập hoặc chơi game nhẹ

LGA 1700

DDR4,có thể có DDR5

SATA, M.2 NVMe

Mainboard AMD

Dòng Mainboard

Nhu cầu

Socket CPU tương thích

Chuẩn RAM hỗ trợ

Chuẩn SSD hỗ trợ

Mainboard AMD X870

Gaming cao cấp, phù hợp các công việc editor đồ hoạ chuyên nghiệp

AM5

DDR5

SATA, M.2 NVMe

Mainboard AMD X670

Gaming cao cấp, phù hợp các công việc editor đồ hoạ chuyên nghiệp

AM5

DDR5

SATA, M.2 NVMe

Mainboard AMD B650

Phân khúc cận cao cấp, chơi game, edit video, đồ hoạ tầm trung

AM5

DDR5

SATA, M.2 NVMe

Các thương hiệu mainboard nổi tiếng hiện nay

  • ASUS: Thương hiệu hàng đầu với các dòng sản phẩm đa dạng từ phổ thông đến cao cấp, nổi bật với dòng ROG và TUF Gaming.

Mainboard ASUS

ASUS cung cấp những mainboard với thiết kế đột phá, tính năng vượt trội, đặc biệt là trong lĩnh vực gaming và overclocking. Các sản phẩm này không chỉ mang lại hiệu suất cao mà còn có khả năng nâng cấp linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của cả game thủ và những người đam mê công nghệ.

  • MSI: Chuyên về gaming với dòng sản phẩm MPG, MAG, MEG.

Mainboard MSI

Mainboard được thiết kế đặc biệt cho những game thủ và những người làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi hiệu suất đồ họa cao. MSI nổi tiếng với khả năng ép xung mạnh mẽ, hệ thống tản nhiệt tối ưu và các tính năng hỗ trợ tốt cho việc chơi game và làm việc chuyên nghiệp.

  • Gigabyte: Cung cấp sản phẩm tầm trung và cao cấp với dòng Aorus, Ultra Durable.
Mainboard Gigabyte
Mainboard Gigabyte

Gigabyte tập trung vào việc cải thiện khả năng bền bỉ và ổn định của mainboard, đồng thời tích hợp các tính năng hỗ trợ cao cấp như M.2, Wi-Fi, và khả năng kết nối đa dạng. Dòng Aorus hướng đến các game thủ và người dùng chuyên nghiệp, trong khi Ultra Durable là sự lựa chọn phổ biến với những ai tìm kiếm độ bền và hiệu năng ổn định.

  • ASRock: Thương hiệu nổi tiếng về giá cả hợp lý, phù hợp với người dùng phổ thông và tầm trung.
Mainboard ASRock
Mainboard ASRock

ASRock cung cấp các dòng mainboard với giá thành phải chăng nhưng vẫn đảm bảo tính năng đầy đủ và ổn định. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những người dùng có ngân sách hạn chế nhưng vẫn muốn sở hữu một mainboard chất lượng tốt.

  • Biostar: Lựa chọn tốt cho các hệ thống văn phòng và học tập.
Mainboard Biostar
Mainboard Biostar

Biostar nổi bật với các sản phẩm đơn giản, dễ sử dụng và hiệu quả cho nhu cầu công việc không đòi hỏi quá nhiều về hiệu suất đồ họa. Thương hiệu này cũng cung cấp các mainboard tiết kiệm điện năng và thân thiện với người dùng, rất phù hợp với người dùng phổ thông hoặc các doanh nghiệp nhỏ.

  • EVGA: EVGA là một thương hiệu nổi bật trong lĩnh vực phần cứng cao cấp.
Mainboard EVGA
Mainboard EVGA

Đặc biệt, EVGA nổi tiếng với các dòng sản phẩm nổi bật Z790, X570 cho game thủ và người đam mê ép xung. Với các tính năng hỗ trợ overclocking mạnh mẽ, tản nhiệt tối ưu, và chất lượng build tuyệt vời, EVGA thường được ưa chuộng trong cộng đồng người dùng tìm kiếm hiệu năng cực kỳ cao.

Mainboard là thành phần quan trọng bậc nhất trong một hệ thống máy tính. Nó đóng vai trò như xương sống kết nối tất cả các linh kiện khác, từ CPU, RAM, card đồ họa cho đến các thiết bị ngoại vi. 

Việc lựa chọn một mainboard phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến hiệu năng của hệ thống mà còn quyết định khả năng nâng cấp và mở rộng trong tương lai. Một mainboard chất lượng sẽ giúp máy tính của bạn hoạt động ổn định, tối ưu hiệu suất và đảm bảo tính tương thích với các linh kiện khác, từ đó đem lại trải nghiệm người dùng mượt mà và lâu dài.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chọn mainboard phù hợp với nhu cầu và ngân sách, đồng thời cung cấp kiến thức về các yếu tố quan trọng cần xem xét khi mua mainboard. Bên cạnh các tiêu chí về thông số kỹ thuật, người dùng còn cần quan tâm đến các yếu tố như độ bền, tính ổn định và khả năng hỗ trợ các công nghệ mới, giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho các dự định nâng cấp hệ thống trong tương lai.

Chọn mua mainboard cần lưu ý gì?

Mainboard đóng vai trò trung tâm trong việc kết nối và vận hành các linh kiện máy tính. Việc chọn mua một mainboard phù hợp không chỉ đảm bảo hiệu suất ổn định mà còn giúp tối ưu hóa chi phí. Dưới đây là những yếu tố quan trọng bạn cần cân nhắc để đưa ra quyết định đúng đắn.

VRM (Voltage Regulator Module)

VRM (Voltage Regulator Module) là một hệ thống mạch trên mainboard có chức năng chuyển đổi điện áp từ nguồn (thường là 12V) xuống mức điện áp thấp hơn, phù hợp với CPU (ví dụ 1.25V - 1.35V). VRM đảm bảo cung cấp dòng điện ổn định, ít nhiễu và đủ công suất cho CPU hoạt động, đặc biệt là khi CPU hoạt động ở mức tải nặng.

Số phase VRM là một yếu tố quan trọng. Mainboard có nhiều phase VRM sẽ giúp chia đều tải cho các phase, từ đó tăng độ ổn định và giảm nhiệt độ cho VRM. Tuy nhiên, với công nghệ VRM hiện đại, hầu hết các mainboard đều được trang bị VRM chất lượng tốt, đủ sức "cân" các CPU cao cấp, kể cả khi ép xung. Do đó, số phase VRM không còn là yếu tố quá quan trọng như trước đây.

Thực tế, nhiều hãng sản xuất thường sử dụng VRM "khủng" như một chiêu bài marketing để tăng giá bán mainboard. Người dùng có thể lựa chọn mainboard có số phase VRM vừa phải, kết hợp với tản nhiệt VRM tốt để đạt được hiệu quả tương đương với chi phí thấp hơn.

Chính vì vậy, khi lựa chọn mainboard, bạn nên xem xét thêm các yếu tố như chất lượng tản nhiệt VRM, thiết kế PCB, và các hệ thống làm mát bổ sung để tối ưu hiệu suất hoạt động của hệ thống trong thời gian dài.

Chipset

Chipset là bộ vi xử lý trên mainboard quyết định các tính năng của nó, bao gồm:

  • Hỗ trợ ép xung: Các mainboard sử dụng chipset dòng Z (ví dụ Z690, Z790 của Intel) thường hỗ trợ ép xung CPU, giúp người dùng khai thác tối đa hiệu suất của hệ thống, đặc biệt là khi chơi game hay làm các công việc đòi hỏi hiệu suất cao như chỉnh sửa video, render đồ họa.
  • Số lượng khe cắm NVMe: Chipset cao cấp hơn sẽ hỗ trợ nhiều khe cắm NVMe hơn, cho phép người dùng lắp đặt nhiều ổ cứng SSD tốc độ cao. Từ đó nâng cao tốc độ truy xuất dữ liệu và giảm thời gian khởi động hệ thống.
  • Băng thông cổng I/O: Chipset ảnh hưởng đến số lượng và tốc độ của các cổng kết nối USB, SATA, mạng LAN...giúp cải thiện tốc độ truyền tải dữ liệu và khả năng mở rộng hệ thống.

Gần đây, Intel đã giới thiệu tính năng "CEP" (Current Excursion Protection) trên các mainboard sử dụng chipset dòng B (ví dụ B660, B760). Tính năng này gây khó khăn cho việc undervolt CPU, làm giảm hiệu năng của CPU khi undervolt. CEP chỉ có thể tắt trên các mainboard dòng Z, một tính năng mà nhiều người dùng đam mê ép xung đánh giá là khá hạn chế trong việc tối ưu hóa hiệu suất CPU.

Chọn chipset phù hợp giúp tối ưu hiệu suất và khả năng nâng cấp hệ thống
Chọn chipset phù hợp giúp tối ưu hiệu suất và khả năng nâng cấp hệ thống

Mục đích của Intel khi cài đặt CEP là để khuyến khích người dùng mua mainboard dòng Z đắt tiền hơn, vốn được thiết kế để hỗ trợ các tính năng ép xung và cải thiện hiệu suất tổng thể. Tuy nhiên, điều này đã tạo ra không ít tranh cãi trong cộng đồng người dùng, đặc biệt là những người yêu thích việc build PC và muốn tối ưu hóa hiệu suất mà không phải chi quá nhiều cho một mainboard dòng Z đắt tiền.

Vậy nên chọn chipset nào?

  • Nếu bạn sử dụng CPU i5 dòng K trở xuống và không có nhu cầu ép xung, mainboard chipset B là lựa chọn hợp lý.

Các mainboard chipset B như B660, B760 của Intel hay B550 của AMD cung cấp đủ tính năng cơ bản, hiệu suất ổn định và mức giá phải chăng cho những người không cần tính năng ép xung hay phần cứng quá mạnh mẽ.

  • Nếu bạn sử dụng CPU i7, i9 hoặc có nhu cầu ép xung, mainboard chipset Z là lựa chọn tốt hơn.

Các chipset dòng Z (ví dụ Z690, Z790 của Intel hoặc X570, X670 của AMD) cung cấp khả năng ép xung tốt hơn, hỗ trợ nhiều khe cắm NVMe và nhiều tính năng cao cấp khác, phù hợp với những người dùng yêu cầu hiệu suất cao và khả năng nâng cấp trong tương lai.

Lưu ý: Danh sách CPU bị ảnh hưởng bởi CEP có thể thay đổi theo bản cập nhật BIOS của mainboard. Khi chọn mainboard, bạn nên kiểm tra thông tin chi tiết từ nhà sản xuất và đảm bảo rằng chipset bạn chọn sẽ tương thích với nhu cầu và ngân sách của mình.

Kích thước (Form Factor)

Mainboard có nhiều kích thước (form factor) khác nhau, mỗi loại có ưu nhược điểm riêng:

  • Mini-ITX: Kích thước nhỏ gọn, phù hợp với các thùng máy nhỏ. Tuy nhiên, mainboard Mini-ITX thường có ít cổng kết nối, ít tính năng và không thích hợp cho việc ép xung. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các hệ thống máy tính cần tiết kiệm không gian hoặc muốn xây dựng các dàn PC di động.
  • Micro-ATX: Cũng có kích thước nhỏ gọn, có thể có 2 hoặc 4 khe RAM, ít khe cắm mở rộng. Phù hợp với các hệ thống máy tính nhỏ gọn, tiết kiệm không gian  nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng cơ bản và trung bình. Micro-ATX thường có giá cả phải chăng hơn, là lựa chọn hợp lý cho người dùng không yêu cầu quá nhiều tính năng mở rộng.
  • ATX: Kích thước phổ biến nhất, cân bằng giữa kích thước và tính năng. Mainboard ATX thường có 2-4 khe cắm PCIe, 4 khe cắm RAM, nhiều khe cắm mở rộng, phù hợp cho đa số người dùng. Lựa chọn phù hợp cho các hệ thống gaming, làm việc đồ họa hoặc các dàn máy tính sử dụng trong các tác vụ đa nhiệm, giúp bạn có không gian mở rộng cho card đồ họa, SSD và các thiết bị ngoại vi khác.
  • E-ATX: Kích thước lớn nhất, thường có 8 khe cắm RAM, có thể lắp 2 CPU, nhiều khe cắm mở rộng. Mainboard E-ATX thích hợp cho các cấu hình cao cấp, máy chủ hoặc workstation cần hiệu suất cực cao và khả năng xử lý đa tác vụ mạnh mẽ. Cấu hình này cũng lý tưởng cho các công việc chuyên nghiệp như video editing, render đồ họa hoặc chơi game ở mức độ yêu cầu phần cứng cao.

Nên chọn kích thước nào?

Hãy chọn kích thước mainboard phù hợp với nhu cầu sử dụng và kích thước thùng máy của bạn. Mainboard lớn hơn thường có nhiều tính năng hơn, dễ nâng cấp hơn nhưng cũng đắt tiền hơn. Nếu bạn cần một hệ thống gọn nhẹ, tiết kiệm không gian, Mini-ITX hoặc Micro-ATX sẽ là lựa chọn tốt.

Socket CPU

Socket CPU là nơi tiếp xúc giữa CPU và mainboard. Mainboard và CPU phải có cùng socket mới có thể hoạt động được. Khi chọn mainboard, bạn cần kiểm tra kỹ socket CPU hỗ trợ để đảm bảo tương thích với CPU mà bạn định sử dụng. Nếu không chắc chắn, bạn nên hỏi nhân viên tư vấn để được hỗ trợ.

            

Cần lưu ý đến socket CPU để đảm bảo tương thích với bộ vi xử lý và tối ưu hiệu năng

Đặc biệt, các dòng mainboard khác nhau sẽ hỗ trợ các loại socket khác nhau, ví dụ, socket LGA 1700 của Intel hay socket AM5 của AMD. Việc lựa chọn socket phù hợp không chỉ đảm bảo tính tương thích mà còn giúp bạn tối ưu hóa hiệu năng trong quá trình sử dụng.

Lưu ý rằng, khi quyết định chọn socket, bạn cũng nên xem xét các yếu tố khác như hỗ trợ các công nghệ mới như PCIe 4.0/5.0 hay DDR5 RAM. Việc lựa chọn socket phù hợp sẽ giúp bạn dễ dàng nâng cấp hệ thống trong tương lai mà không cần thay thế toàn bộ mainboard hoặc CPU.

Khả năng nâng cấp trong tương lai

Khả năng nâng cấp là một yếu tố quan trọng cần xem xét, đặc biệt nếu bạn muốn nâng cấp hệ thống trong tương lai. Các mainboard ATX và E-ATX thường có khả năng nâng cấp tốt hơn do có nhiều khe cắm mở rộng cho RAM, card đồ họa và các thiết bị khác. Ép xung cũng là một yếu tố cần cân nhắc. Nhiều mainboard tầm trung hiện nay cũng hỗ trợ ép xung CPU, cho phép người dùng khai thác tối đa hiệu năng của hệ thống.

Khi lựa chọn mainboard, bạn cũng nên cân nhắc đến khả năng tương thích với các thế hệ CPU sau này. Một số dòng mainboard sử dụng socket lâu dài như AM4 của AMD có thể hỗ trợ nhiều thế hệ CPU, giúp người dùng không phải thay đổi mainboard quá thường xuyên. Bên cạnh đó, ép xung là một yếu tố cần cân nhắc nếu bạn muốn tận dụng tối đa hiệu năng của hệ thống.

 Nhiều mainboard tầm trung hiện nay cũng hỗ trợ ép xung CPU, cho phép người dùng dễ dàng tối ưu hóa hiệu suất mà không cần chi quá nhiều tiền cho các sản phẩm cao cấp. Việc chọn mainboard hỗ trợ ép xung tốt sẽ giúp bạn duy trì hiệu năng mạnh mẽ ngay cả khi CPU được nâng cấp trong tương lai.

Đặc biệt, các tính năng bổ sung như hỗ trợ RAID, nhiều khe cắm M.2 cho SSD nhanh, hay khả năng kết nối Wi-Fi 6/6E cũng là những điểm đáng lưu ý giúp nâng cấp hệ thống của bạn trong tương lai mà không gặp phải những giới hạn về phần cứng.

Yếu tố khác

Ngoài các yếu tố chính kể trên, bạn cũng nên xem xét các yếu tố khác như:

  • Cổng kết nối: Số lượng và loại cổng kết nối (USB, audio, mạng LAN...). 

Đây là một yếu tố quan trọng khi lựa chọn mainboard. Các mainboard cao cấp thường có nhiều cổng USB 3.0/3.1/3.2, hỗ trợ kết nối nhanh và tiện lợi cho các thiết bị ngoại vi. Nếu bạn cần kết nối nhiều thiết bị, việc chọn mainboard với nhiều cổng USB và các cổng như USB Type-C sẽ giúp bạn tiện lợi hơn trong việc sử dụng. Các cổng âm thanh, Ethernet, và các cổng kết nối mạng LAN cũng cần được chú ý, đặc biệt với những người dùng yêu cầu tốc độ mạng cao hoặc âm thanh chất lượng cao.

  • Tính năng: Wifi, Bluetooth, tản nhiệt cho SSD M.2…

 Các mainboard hiện đại thường tích hợp sẵn tính năng Wi-Fi 6/6E, Bluetooth 5.0 trở lên, giúp bạn kết nối nhanh chóng và ổn định với các thiết bị không dây. Một số mainboard còn hỗ trợ tính năng tản nhiệt cho SSD M.2, điều này giúp ổ SSD của bạn hoạt động ổn định, không bị giảm hiệu suất do quá nhiệt. Các tính năng mở rộng khác như hỗ trợ RGB, các khe cắm PCIe x16, hoặc khả năng ép xung cũng là những yếu tố quan trọng cần cân nhắc tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn.

  • Tính thẩm mỹ: Thiết kế, màu sắc của mainboard.

Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với những người yêu thích sự thẩm mỹ và muốn xây dựng một bộ máy tính đẹp mắt. Các mainboard hiện nay có thiết kế rất đa dạng, từ đơn giản, thanh lịch đến cầu kỳ, nổi bật với các chi tiết LED RGB, lớp vỏ kim loại sang trọng. Nếu bạn xây dựng một hệ thống máy tính trong thùng kính (case có cửa kính trong suốt), tính thẩm mỹ sẽ trở thành yếu tố không thể thiếu, giúp tôn lên vẻ đẹp tổng thể của bộ máy tính.

Chọn mainboard AMD và Intel có khác nhau?

Mainboard "xịn" thường có VRM tốt, BIOS ổn định, nhiều cổng kết nối, nhiều tính năng và thiết kế đẹp. Tuy nhiên, mainboard "xịn" cũng có giá thành cao hơn. Ngoài các yếu tố cơ bản, sự khác biệt giữa mainboard AMD và Intel còn nằm ở khả năng tương thích và định hướng sử dụng, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và quyết định lựa chọn của bạn khi xây dựng hệ thống máy tính. 

Đối với AMD:

Nên mua mainboard "xịn" vì vòng đời socket của AMD thường dài hơn Intel. Bạn có thể nâng cấp CPU nhiều lần mà không cần thay mainboard. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hiệu quả đầu tư trong dài hạn. 

Hơn nữa, mainboard AMD cao cấp thường hỗ trợ các tính năng tiên tiến như PCIe 5.0 và RAM DDR5, đảm bảo hiệu năng mạnh mẽ và khả năng tương thích với các linh kiện hiện đại. Ngoài ra, đối với các game thủ và nhà sáng tạo nội dung, việc lựa chọn một mainboard AMD chất lượng cao sẽ mang lại sự ổn định trong quá trình hoạt động ở cường độ cao.

Hiệu suất vượt trội và khả năng nâng cấp lâu dài với mainboard AMD cao cấp
Hiệu suất vượt trội và khả năng nâng cấp lâu dài với mainboard AMD cao cấp

Nếu bạn đang sử dụng dòng CPU Ryzen, hãy lưu ý chọn mainboard hỗ trợ chính xác thế hệ CPU và đảm bảo cập nhật BIOS nếu cần. Với socket AM5 hiện đại, các mainboard AMD có khả năng hỗ trợ lâu dài, thậm chí vượt qua nhiều thế hệ CPU Ryzen trong tương lai.

Đối với Intel:

Nếu bạn dự định nâng cấp CPU trong vòng 1-2 năm tới, việc mua mainboard "xịn" sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn và hỗ trợ tốt hơn cho việc ép xung. Đặc biệt, các dòng mainboard Z-series như Z790 hay Z890 không chỉ hỗ trợ ép xung mà còn đi kèm với nhiều tính năng cao cấp như nhiều khe cắm PCIe Gen 4, hỗ trợ nhiều SSD NVMe tốc độ cao, và khả năng mở rộng hệ thống dễ dàng.

Mainboard Intel phù hợp với người dùng yêu cầu hiệu suất mạnh mẽ, ép xung và tính năng mở rộng cao
Mainboard Intel phù hợp với người dùng yêu cầu hiệu suất mạnh mẽ, ép xung và tính năng mở rộng cao

Nếu bạn dự định nâng cấp CPU sau 2 năm, bạn có thể mua mainboard vừa đủ dùng. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí và có cơ hội trải nghiệm công nghệ mới trên mainboard khi nâng cấp CPU. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng vòng đời socket của Intel thường ngắn hơn AMD, do đó, việc lựa chọn mainboard phù hợp với dòng CPU hiện tại là rất quan trọng.

Ngoài ra, các mainboard Intel cao cấp thường tích hợp thêm các tính năng độc quyền như Intel Wi-Fi 6E, Ethernet tốc độ cao, và khả năng hỗ trợ đa GPU, rất phù hợp cho những người dùng yêu cầu hiệu năng cao hoặc làm việc chuyên nghiệp.

Cuối cùng, việc chọn mainboard AMD hay Intel tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cụ thể và ngân sách của bạn. Nếu bạn cần sự ổn định lâu dài và dễ dàng nâng cấp, mainboard AMD sẽ là sự lựa chọn lý tưởng. Còn nếu bạn hướng tới việc tối đa hóa hiệu suất và không ngại chi thêm cho việc ép xung, Intel sẽ mang lại những trải nghiệm đáng giá.

Mua mainboard đến ngay Phong Vũ - Chính hãng, giá tốt, tư vấn nhiệt tình

Bạn đang muốn build một bộ PC "chiến game" mạnh mẽ, một dàn máy tính làm việc ổn định, hay chỉ đơn giản là công cụ để học tập và giải trí? Dù nhu cầu của bạn là gì, Phong Vũ cũng có thể đáp ứng với  đa dạng các loại mainboard từ phổ thông đến cao cấp, đến từ các thương hiệu hàng đầu thế giới.

Không chỉ cung cấp mainboard chính hãng với giá hợp lý, Phong Vũ còn có đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình. Dù bạn là người mới tìm hiểu hay đã có kinh nghiệm, đội ngũ của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn chọn được mainboard phù hợp nhất với PC của mình.

Hãy đến ngay Phong Vũ gần nhất để trải nghiệm và lựa chọn cho mình những mainboard chất lượng, giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất và nâng cao trải nghiệm sử dụng máy tính của mình.

Câu hỏi thường gặp

Mua mainboard cần lưu ý những chỉ số nào để biết các hỗ trợ chuẩn RAM, SSD và card màn hình?
Để biết mainboard hỗ trợ chuẩn RAM, SSD và card màn hình nào, bạn cần xem xét các thông số về loại khe cắm RAM (DDR4, DDR5), giao diện ổ cứng (SATA, M.2), và khe cắm PCIe (phiên bản PCIe 3.0, 4.0, 5.0).
Xem chỉ số nào của mainboard để biết main có hỗ trợ CPU của bạn không?
Để biết chắc chắn, bạn cần kiểm tra socket CPU trên mainboard có khớp với CPU và chipset có hỗ trợ dòng CPU đó không. Thông tin này thường được ghi rõ trong thông số kỹ thuật của mainboard và CPU.
Các mainboard nào có khả năng ép xung?
Với Intel, mainboard chipset dòng Z (như Z790, Z690) hỗ trợ ép xung CPU. Với AMD, bạn cần mainboard chipset dòng X (như X670E, X670